Nguồn sử liệu Sự bành trướng của Macedonia dưới triều đại Philippos II

Bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của vị chính khách Athen Aeschines, thế kỷ thứ 4 TCN, Bảo tàng Anh

Các tác phẩm lịch sử Hy Lạp tương đối chi tiết và nguyên vẹn chẳng hạn như là Lịch sử của Herodotos, Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnisos của Thucydides, và Hellenica của Xenophon trải dài một thời kỳ khoảng từ năm 500–362 TCN. Không có tác phẩm lịch sử riêng biệt nào còn tồn tại mà bao hàm cả thời kỳ liên quan này của lịch sử Hy Lạp (359–336 TCN), mặc dù nó cũng được đưa vào nhiều tác phẩm lịch sử thế giới khác nhau.[2] Nguồn lịch sử chính cho giai đoạn này đó là tác phẩm Bibliotheca historica của Diodoros Siculos, bởi vì nó được viết vào thế kỷ thứ 1 TCN cho nên nó được coi là nguồn sử liệu thứ cấp[3] Diodoros đã dành tập XVI để nói về triều đại của Philippos nhưng quá trình diễn biến lại được cô đọng đi nhiều và do phạm vi của tác phẩm, tập sách này còn chứa các thông tin chi tiết về những sự kiện sảy ra trong cùng một thời kỳ ở những nơi khác trong thế giới cổ đại. Diodoros thường bị các sử gia hiện đại chế giễu do phong cách và sự không chính xác của ông, nhưng ông đã ghi chép lại nhiều thông tin chi tiết về thời kỳ cổ đại mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác.[4] Diodoros chủ yếu làm việc bằng cách tóm tắt lại tác phẩm của các sử gia khác và bỏ qua nhiều chi tiết nếu chúng không phù hợp với mục đích của ông đó là để minh họa các bài học đạo đức từ lịch sử; do đó ghi chép của ông về thời kỳ này chứa đựng nhiều thiếu sót.[5]

Những tác phẩm khác còn sót lại về thời kỳ này đó là bản tóm tắt của Justin đối với tác phẩm lịch sử của Philippos của Pompeius Trogus. Tác phẩm lịch sử tóm tắt của Justin cũng còn được viết cô đọng hơn nữa từ tác phẩm gốc đã bị mất và nó không chỉ bao gồm triều đại của Philippos mà còn cả lịch sử của Macedonia trước triều đại của ông, các chiến công của người con trai của Philippos, Alexandros Đại đế, những người kế tục diadochi của ông trong thời kỳ Hy Lạp hóa.[6] Những tác phẩm lịch sử còn sót lại này được bổ sung thêm nhờ vào các đoạn rời rạc từ các tác phẩm lịch sử khác bao gồm 58 tập từ tác phẩm lịch sử của Philippos của Theopompus (mà vốn là nguồn sử liệu cho phần lớn tác phẩm lịch sử Philippos của Trogus) và từ các nguồn văn bia đương thời.[7]

Ngoài những ghi chép ngắn gọn về các chiến tích của Philippos nằm trong các tác phẩm của Diodoros và Justin, các chi tiết cụ thể khác về những chiến dịch của ông (và về thời kỳ này nói chung) có thể được tìm thấy trong các bài diễn văn vẫn còn nguyên vẹn tới ngày nay của những chính khách Athen chủ yếu là của DemosthenesAeschines[5] Bởi vì các bài diễn văn này chưa bao giờ được dùng vào mục đích làm tài liệu lịch sử, chúng nên được xem xét với sự thận trọng cẩn thận, đặc biệt là căn cứ vào cá tính của tác giả. Demosthenes và Aeschines được miêu tả là "một cặp đôi dối trá, không có ai trong số họ có thể được tin tưởng là nói sự thật trong bất cứ vấn đề nào mà ở mức rất nhỏ trong mối quan tâm của họ đối với việc nói lời dối trá ".[8] Ví dụ, Hòa ước Philocrates (được ký kết vào năm 346 TCN) chủ yếu được biết đến từ những bài diễn văn của họ (được gọi chung là bàn về vị sứ thần dối trá) được thực hiện vào năm 343 TCN khi Demosthenes truy tố Aeschines vì sự dính líu của ông ta đến việc dàn xếp hiệp ước hòa bình.[9] Trong bài diễn văn của mình, Aeschines tự coi bản thân như là người đấu tranh cho hiệp ước hòa bình trong khi thực tế thì ông ta là người chống lại việc giảng hòa; ngược lại, Demosthenes mới là người đề xuất việc nghị hòa vào năm 346 TCN thì lại miêu tả bản thân mình là thành viên của "phe chủ chiến". Do đó các lý lẽ được nêu ra trong những bài diễn văn đề cập tới tình hình chính trị vào năm 343 TCN và không phải là tình hình khi hòa ước được ký kết.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự bành trướng của Macedonia dưới triều đại Philippos II http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://old.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per...